Bệnh viêm khớp

Vk1

VkBệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời gian, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động.

Ở người lớn tuổi, viêm khớp chủ yếu do bệnh thoái hóa khớp,…

  • Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân gây viêm khớp thường là do viêm đa khớp dạng thấp hoặc các bệnh khớp tự miễn khác,…

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là gây tàn phế cả đời.

Viêm khớp là bệnh gì ?

Viêm khớp là tình trạng viêm tại khớp, xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Viêm khớp có thể làm cho sụn khớp bị vỡ, gây đau, sưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoái hóa khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm đa khớp,…

Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương gây viêm nhiễm, đau đớn, giảm khả năng vận động của khớp. Thường gặp nhất là thoái khóa khớp gối, háng, cổ tay… Thoái hóa khớp phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới (chiếm trên 80% các trường hợp). Gần đây, độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Viêm xương khớp là bệnh về khớp, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Khi mắc viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây đau, sưng, mất khả năng cử động khớp.

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mạn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Điều này gây tổn thương tới niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác như: da, mắt, tim, phổi…

Viêm đa khớp là tình trạng có nhiều hơn 3 khớp khác nhau trên cơ thể có triệu chứng đau, sưng, cứng khớp gây khó khăn khi cử động. Các loại viêm đa khớp bao gồm: viêm khớp do vảy nến, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp do virus Alphavirus gây ra.

Các Vị Trí Thường Bị Viêm Khớp

Viêm khớp xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể kể đến như: khớp chân, khớp tay, khớp háng, khớp vai, khớp đầu gối…

Viêm khớp vai (hay còn gọi là viêm quanh khớp vai)

Viêm khớp vai là tình trạng mỏm xương, khớp bả vai bị bào mòn, khô lại, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức âm ỉ, làm co cứng vùng vai gáy, cánh tay.

Viêm khớp gối:

Khớp gối là một trong những khớp chịu lực trong cơ thể và thường xuyên thực hiện động tác nên dễ bị tổn thương, gây viêm đau. Khi bị viêm khớp gối, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như: sưng đỏ, chân tê yếu, đi lại gặp khó khăn, có tiếng kêu lục cục khi di chuyển… Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây tê liệt chi dưới.

Viêm khớp háng:

Cùng với đầu gối, khớp háng cũng có nguy cơ bị viêm cao. Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vị trí viêm, sau đó lan xuống đùi, chân hoặc thắt lưng hông.

Viêm khớp cổ tay:

Đây là tình trạng khớp bị tổn thương do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây mòn sụn và xương dưới sụn, cấu trúc của khớp hư hỏng, tăng ma sát khi vận động, gây đau nhức, khó chịu cổ tay. Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng, công nhân, người cao tuổi…

Viêm khớp ngón tay:

Xảy ra khi sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị bào mòn. Hiện tượng này gây sưng, đỏ, đau và cứng khớp, khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi cử động các ngón tay.

Viêm cột sống dính khớp:

Là tình trạng viêm nhiễm mạn tính xảy ra ở cột sống, khiến cho đốt sống dính lại với nhau. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng viêm khớp trục cột sống, viêm khớp cùng chậu, ngoài ra, các khớp chi dưới (khớp gối, khớp háng…) cũng bị tổn thương.

 Nguyên Nhân: Tuổi tác, Yếu tố di truyền, Béo phì, Giới tính, Nghề nghiệp, Hút thuốc lá, Đi giày cao gót,…

 Triệu Chứng Lâm Sàng:

  • Đau khớp: Là triệu chứng hay gặp nhất, đau có thể ít hoặc nhiều. Đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, đau do viêm thường đau tăng về đêm, khi thay đổi thời tiết…
  • Sưng, nóng và đỏ khớp: Do phản viêm nên gây sưng khớp. Mức độ sưng, nóng, đỏ tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp.
  • Cứng khớp: Cảm giác khó cử động khớp, hay xuất hiện vào buổi sáng gọi là cứng khớp buổi sáng, sau một thời gian không vận động cũng gây ra cứng khớp. Nếu tình trạng cứng khớp buổi sáng trên một giờ là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Biến dạng khớp: Khi sụn bị mòn bởi tình trạng viêm khớp có thể xuất hiện biến dạng khớp.
  • Ngoài ra trường hợp bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp gây ra mệt mỏi, người bệnh có thiếu máu nhẹ.

Phương pháp điều trị: Điều trị bệnh viêm khớp kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống:

1 Điều trị nội khoa: Các thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo bậc của tổ chức y tế thế giới. Giảm đau bằng sử dụng paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid(NSAID): Tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp. Thuốc được sử dụng như: meloxicam, ibuprofen, diclofenacCác thuốc có tác dụng c
  • hống thoái hóa tác dụng chậm như: Glucosamin..
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

2 Vật lý trị liệu

  • Tập vận động khớp: Hạn chế tình trạng cứng khớp, dính khớp. Tập vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Chú ý khi có viêm cấp thì không nên vận động nhiều, qua đợt viêm cấp có thẻ tập vận động.
  • Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm viêm.
  • Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt lạnh trong đợt viêm cấp, khi đỡ viêm dụng nhiệt nóng để tăng nuôi dưỡng khớp.

3 Thay đổi lối sống

  • Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục.
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế stress, thư giãn cơ thể và ngủ đủ giấc giúp hạn chế tình trạng viêm khớp.
  • Hạn chế ăn chất béo no,
  • Tăng cường ăn ngũ cốc và các loại rau xanh và các chất chứa nhiều canxi, vitamin D.K,…